Giỏ hàng

Chứng nhận hữu cơ - 4 nội dung doanh nghiệp cần biết

Nội dung bài viết

    Hiện nay các mặt hàng hữu cơ đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng của nhiều người và gia đình. Bởi sự đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn của các sản phẩm đạt chứng nhận, vậy nên khách hàng càng an tâm khi sử dụng chúng. Điều này đã mở ra một cơ hội tích cực cho những doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng tiêu dùng toàn cầu – đó chính là xu hướng ưu tiên sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ. Sau đây là một số thông tin liên quan đến chứng nhận hữu cơ, tin tưởng thông qua nội dung dưới đây doanh nghiệp có thể hiểu được tầm quan trọng và tính cần thiết của chứng nhận này.

     

    1.Chứng nhận hữu cơ là gì?

    1.1 Chứng nhận hữu cơ

    Chứng nhận hữu cơ là hoạt động cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm  với mục đích khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, được sản xuất đáp ứng các yêu cầu về phương thức, tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của sản phẩm như thực phẩm hay mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,….

    Chứng nhận hữu cơ là hoạt động cấp chứng chỉ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ

    Chứng nhận hữu cơ là hoạt động cấp chứng chỉ cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ

     

    1.2 Tiêu chuẩn chứng nhận

    Hiện, Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam gồm có các tiêu chuẩn dưới đây:

    • TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ
    • TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ
    • TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

    Ngoài ra, tiêu chuẩn hữu cơ các nước và quốc tế.

    1.3 Đối tượng cần chứng nhận

    • Chè hữu cơ, trà hữu cơ các loại;
    • Thảo dược hữu cơ các loại;
    • Gia súc (Bò, ngựa, cừu, dê, lợn…) và sản phẩm từ gia súc (sữa…);
    • Gia cầm hữu cơ và trứng gia cầm hữu cơ (gà, vịt, ngan, ngỗng, chim…);
    • Nuôi ong và các sản phẩm ong (mật ong, sữa ong chúa…);
    • Cơ sở vận chuyển, bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm hữu cơ.

    1.4 Một số chứng nhận hữu cơ phổ biến trên thế giới

    • Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kì, Ủy ban hữu cơ quốc gia (USDA): tiêu chuẩn có độ tin cậy cao và có các yêu cầu nghiêm ngặt về thành phần, sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ, ngoài ra trong quá trình chế biến phải đảm bảo không được phép có chứa chất bảo quản tổng hợp và thành phần hóa học;
    • Chứng nhận hữu cơ của chính phủ Úc (Australian Certified Organic  – ACO): Các mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận chứa ít nhất 95% thành phần được chứng nhận hữu cơ. Các thành phần thực vật được sản xuất tự nhiên hay các chất bảo quản/phụ gia phải là tự nhiên được cho phép, hoàn toàn không độc hại được sử dụng không được phép chiếm quá 5% thành phần còn lại;
    • NSF (Mỹ – 2009): chứng nhận dành cho các nhà sản xuất mỹ phẩm. Sản phẩm phải chứa ít nhất 70% thành phần (trừ nước) là hữu cơ;
    • OASIS (Mỹ – 2008):  chứng nhận cho các sản phẩm chứa 85% thành phần nông nghiệp;
    • MATURE (EU-2008): là tiêu chuẩn phi lợi nhuận mới xuất hiện từ Châu Âu bởi các hãng sản xuất mỹ phẩm hữu cơ của Đức;
    • COSMOS (EU-2009): là tiêu chuẩn kết hợp đầu tiên ở Châu Âu dành cho mỹ phẩm hữu cơ được tạo nên bởi sáu nhà chứng nhận đầu tiên tại EU.  sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông, 20% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ, cho phép sử dụng tối đa 5% thành phần tổng hợp;
    • BDIH (Đức-1995): Sản phẩm chứa 0% thành phần hữu cơ vẫn có thể được chứng nhận BDIH;
    • SOIL ASSOCIATION (Anh-2002): chứng nhận yêu cầu tất cả các sản phẩm phải thể hiện tỉ lệ hữu cơ trên nhãn sản phẩm. Sản phẩm phải chứa 95% thành phần hữu cơ. Sản phẩm được ghi “made with organic X” (làm từ hữu cơ X) phải chứa tối thiểu 70% thành phần hữu cơ;
    • COSMEBIO (Pháp-2002): tiêu chuẩn yêu cầu sản phẩm phải chứa 95% thành phần từ nông nghiệp – 10% tổng trọng lượng của sản phẩm (bao gồm cả nước) phải là hữu cơ, cho phép nhiều nhất 5% là thành phần tổng hợp;
    • ECO-CRET (Pháp- 2002): chứng nhận cho sản phẩm chứa 95% thành phần từ nông nghiệp;
    • AIAB/ICEA (Ý-2003): không yêu cầu lượng tối thiểu về thành phần nông nghiệp;
    • BIOGARAN ITE (Bi-2004): tương tự như ECO-CRET;
    • NASSAA (ÚC -2005): là chứng nhận thực phẩm cho các sản phẩm làm đẹp;
    • BIOCOSC (Thụy Điển-2006): tương tự như COSMEBIO - chỉ Cho phép tối đa 3% thành phần tổng hợp.

     

    Logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn

    Logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn

    2. Các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn hữu cơ

    Về đa dạng sinh học:  khuyến khích sự xuất hiện của những sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, có thể ở cùng trên một đồng ruộng thẩm chí ở cả các vùng sinh cảnh phụ cận đó. Càng nhiều, càng đa dạng  các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì càng có nhiều sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ hỗ trợ tốt đối với môi trường sản xuất hữu cơ, khi sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.

    Về vùng đệm:  bảo vệ vùng sản xuất khỏi nguy cơ nhiễm phải các hóa chất. Vì thế, mỗi nông dân cần đảm bảo có một khoảng cách thích hợp từ nơi sản xuất rau hữu cơ đến nơi không sản xuất hữu cơ. Nếu nguy cơ ô nhiễm cao thì vùng đệm sẽ phải được tính toán và bổ xung cho rộng hơn.

    Về sản xuất song song: Để tránh sự lẫn tạp giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên có thể được chấp nhận chỉ khi các giống được trồng trên ruộng hữu cơ và ruộng thông thường có thể phân biệt được dễ dàng giữa chúng với nhau.Việc lẫn tạp cũng phải được ngăn chặn trong lưu kho và vận chuyển. Các sản phẩm hữu cơ sẽ phải được cất trữ và vận chuyển một cách riêng rẽ.

    Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, áp dụng. Vì vậy, các vật liệu biến đổi gen (GMOs) không được chấp nhận vì vật liệu gen đưa vào trong một giống nào đó khi được trồng có thể lan truyền qua con đường tạp giao sang các cây hoang dại hoặc các giống không biến đổi gen cùng họ. Hơn nữa, vẫn còn nhiều thắc mắc về tính an toàn khi ăn các thực phẩm biến đổi gen mà mối quan tâm đặc biệt đối với vấn đề dị ứng thực phẩm.

    Sản phẩm hữu cơ được sản xuất theo yêu cầu của tiêu chuẩn sẽ đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng

    Sản phẩm hữu cơ được sản xuất theo yêu cầu của tiêu chuẩn sẽ đảm bảo tính an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng

     3. Quy trình chứng nhận thực phẩm hữu cơ

    Sau đây là toàn bộ quy trình thực hiện xét duyệt chứng nhận Organic:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận

    Trang trại, nhà sản xuất phải tải bộ tiêu chuẩn Organic từ các cơ sở dữ liệu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho từng nhóm sản phẩm như gia súc gia cầm, mỹ phẩm, rau củ quả,.....

    Bước 2: Chọn đơn vị tư vấn

    • Sau khi lựa chọn tổ chức chứng nhận được cấp phép để tư vấn, doanh nghiệp sẽ đăng ký kiểm định chất lượng trang trại và nông sản để được cấp chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam.
    • Thời hạn thông thường là 1 năm, khi hết hạn phải kiểm định lại.

    Bước 3: Gửi mẫu kiểm nghiệm

    • Thực hiện lấy mẫu đất, nước ngẫu nhiên trong trang trại (lượng mẫu phải lấy đúng quy định và dàn trải toàn nông trại) dưới sự giám sát của tổ chức chứng nhận.
    • Gửi mẫu đất, nước đến các Trung tâm kiểm nghiệm có đầy đủ kỹ thuật, máy móc để báo cáo về hàm lượng của các chất độc hại (bao gồm cả kim loại nặng) và thành phần, tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong đất

    Bước 4: Kiểm nghiệm mẫu sau khi thu hoạch

    Sản phẩm sau khi thu hoạch phải lấy mẫu và gửi sang để kiểm định các thành phần độc tố, hàm lượng dinh dưỡng

    Bước 5: Khắc phục

    • Đơn vị chứng nhận sẽ tư vấn cho doanh nghiệp các điểm chưa đạt yêu cầu để có hướng khắc phục.
    • Tiến hành nghiệm thu, lấy mẫu xét nghiệm lại đối với các yếu tố chưa đạt.

    Bước 6: Cấp chứng nhận hữu cơ 

    • Khi nhà sản xuất đáp ứng toàn bộ các yêu cầu của bộ quy chuẩn hữu cơ thì sẽ được cấp chứng nhận Organic cho nông sản, sản phẩm đã đăng ký với thời hạn 01 năm.
    • Nhà sản xuất được sử dụng logo, số, thời gian hiệu lực của chứng nhận hữu cơ do đơn vị trung gian cấp trên nhãn sản phẩm.

     

    Các mặt hàng hữu cơ nhận được sự quan tâm, ưu ái từ người tiêu dùng

    Các mặt hàng hữu cơ nhận được sự quan tâm, ưu ái từ người tiêu dùng

    4. Lợi ích khi thực hiện chứng nhận Organic

    Với việc chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm, Doanh nghiệp đạt được những lợi ích lớn như sau:

    • Tạo ra các giá trị bền vững cho xã hội, cộng đồng, môi trường cũng như chính tổ chức doanh nghiệp
    • Tuân thủ các tiêu chuẩn về canh tác sản xuất thực phẩm hữu cơ toàn cầu
    • Kiểm soát hiệu quả các khâu sản xuất, phản ứng kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến ATVSTP
    • Nhận được sự tin dùng, yêu thích từ khách hàng, đối tác cũng như thiện cảm từ cơ quan quản lý
    • Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, có cơ hội mở rộng sang thị trường quốc tế với chứng nhận hữu cơ

     

    Có thể thấy với chứng nhận hữu cơ doanh nghiệp nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực. Để phát triển bền vững, gia tăng lợi nhuận cũng như thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì chứng nhận hữu cơ chính là phương án mà các doanh nghiệp cầu xem xét và áp dụng cho tổ chức của mình.

    Mọi nhu cầu liên quan đến dịch vụ chứng nhận hữu cơ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua Hotline miễn cước:1800.6083 để được hỗ trợ, tư vấn nhanh nhất -  miễn phí nhất! 

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083