Giỏ hàng

Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học | An toàn – Tiết kiệm

Nội dung bài viết

    Tủ an toàn sinh học hoặc tủ an toàn vi sinh là một loại tủ kín, đối lưu bên trong và được sử dụng để thao tác với các vi sinh vật gây bệnh (hoặc có khả năng gây bệnh) được sử dụng để bảo vệ an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm qua việc làm sạch môi trường xung quanh nhờ màng lạc HEPA giúp loại bỏ các vi khuẩn và vi rút độc hại. Do đó, đơn vị sử dụng cần chú ý hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học định kỳ để đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị.

     

    1. Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học là gì?

    Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học là hoạt động đo lường, đánh giá, chứng nhận đối với thiết bị tủ có kết quả đạt yêu cầu, tiêu chí, chỉ tiêu an toàn. Tổ chức tiến hành hiệu chuẩn phải là đơn vị hiệu chuẩn uy tín được cấp phép bởi Nhà nước và có năng lực trong lĩnh vực này. Vậy nên Quý đơn vị khi hiệu chuẩn cho thiết bị tủ an toàn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn đối tác uy tín, chuyên nghiệp.

    Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học cần được tiến hành định kỳ đúng quy định

    Hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học cần được tiến hành định kỳ đúng quy định 

    ✍  Xem thêm:  Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 | An toàn – Chính xác

    Hiện nay có 3 loại tủ an toàn sinh học được chia thành các cấp như sau:

    1.1 Tủ an toàn sinh học cấp 1

    Loại tủ này có chức năng bảo vệ con người và môi trường xung quanh nhưng không bảo vệ cho mẫu, dòng khí đi vào có thể làm mẫu bị nhiễm. Đây là loại tủ thuộc dùng cũ và ít được ứng dụng tại phòng thí nghiệm y sinh và vi sinh. Tủ cấp 1 được sử dụng cho các máy ly tâm hoặc các thí nghiệm có thể tạo ra các sol khí.

    1.2 Tủ an toàn sinh học cấp 2

    Tủ an toàn cấp 2 bảo vệ con người, vật liệu thí nghiệm và môi trường vì tất cả không khí đều qua màng lọc HEPA. Có 4 loại: loại A1, A2, B1 và B2. Mỗi loại đều được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế NSF.

    1.3 Tủ an toàn sinh học cấp 3

    Tủ an toàn sinh học cấp 3 được sử dụng trong phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao nhất với các tác nhân nguy hiểm sinh học (độc sinh học cấp độ 4) cần phải được bảo vệ ở mức cao nhất. Hệ thống này kín khí, tất cả vật liệu đi vào hoặc đi ra đều phải qua một nồi hấp tiệt trùng 2 cửa. Tủ sở hữu màng lọc HEPA đối lưu gắn găng tay, khử nhiễm mẫu vào hoặc ra.

    Bảng so sánh, phân biệt các loại tủ an toàn sinh học

    Tủ an toàn sinh học

    Tốc độ INFLOW (khí tại cửa làm việc) (fpm)

    Tỷ lệ khí xả (%)

    Tỷ lệ khí tuần hoàn (%)

    Hệ thống thải khí

    Tác nhân phóng xạ và hơi dộc

    Bảo vệ mẫu

    Mức an toàn sinh học (BSL)

    ✅ Cấp 1

    75 fpm (0.38 m/giây)

    100

    0

    Trong phòng hoặc ống cứng ra bên ngoài phòng

    Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng

    Không

    1,2,3

    ✅ Cấp 2 A1

    75 fpm (0.38 m/giây)

    30

    70

    Thải trong phòng

    Không

    1,2,3

    ✅ Cấp 2 A2

    100 fpm (0.5 m/ giây)

    30

    70

    Thải trong phòng

    Không

    1,2,3

    ✅ Cấp 2 B1

    100 fpm (0.5 m/ giây)

    70

    30

    Ống cứng ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm

    làm việc lượng nhỏ

    1,2,3

    ✅ Cấp 2 B2

    100 fpm (0.5 m/ giây)

    100

    0

    Ống cứng ra bên ngoài phòng

    làm việc lượng nhỏ

    1,2,3

    ✅ Cấp 3

    Không áp dụng

    0

    100

    Ống cứng ra bên ngoài phòng

    làm việc lượng nhỏ

    1,2,3,4

    ✍  Xem thêm:  Hiệu chuẩn tủ BOD | Quy trình thực hiện như thế nào?

    2. Vì sao cần hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học?

    Một số lợi ích khi tiến hành hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học như sau:

    • Đảm bảo chức năng của thiết bị được bình thường và đáp ứng các nhu cầu sử dụng;
    • Nâng cao hiệu quả bảo trì, bảo dưỡng thiết bị tại cơ sở;
    • Phát hiện kịp thời các lỗi của tủ từ đó sửa chữa, đảm bảo chất lượng công việc;
    • Tiết kiệm chi phí khi không phải mua thiết bị mới do cái cũ bị hỏng và không được sửa chữa kịp thời;
    • Nâng cao hiệu suất công việc của đơn vị;
    • Góp phần xây dựng uy tín, hình ảnh của đơn vị với trang thiết bị đạt chuẩn;
    • Tránh được các tranh chấp pháp lý, các thủ tục bảo hiểm cùng các chi phí liên quan khác.

     

    Đảm bảo hiệu suất của tủ an toàn sinh học khi hiệu chuẩn

    Đảm bảo hiệu suất của tủ an toàn sinh học khi hiệu chuẩn 

    ✍  Xem thêm: Tổng hợp danh mục thiết bị y tế cần kiểm định an toàn

    3. Quy trình hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học

    Bộ Y tế ban hành các tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo Quyết định số 2429/QĐ-BYT. Căn cứ vào đó, tổ chức hiệu chuẩn Vinacontrol tiến hành hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học. Quy trình gồm 4 bước như sau:

    ► Bước 1: Kiểm tra bên ngoài

    Yêu cầu hồ sơ của tủ an toàn sinh học phải đầy đủ, gồm:

    • Các hướng dẫn về vận hành, bảo quản, sử dụng;
    • Những hướng dẫn cho các ứng dụng y học đặc biệt.

    Quan sát, đánh giá thiết bị đạt các yêu cầu:

    • Không có sự hư hỏng do cơ học và ăn mòn;
    • Không có dấu hiệu hư hỏng của dấu hiệu chuẩn cũ.

    ► Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật

    Thao tác Tủ an toàn sinh học theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tủ an toàn sinh học phải hoạt động ổn định, kiểm tra an toàn điện.

    Để kiểm soát tốt chất lượng tủ an toàn sinh học trong quá trình sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật thường phải thử nghiệm như sau:

    - Vận tốc dòng khí

    - Lưu lượng gió

    - Cường độ ánh sáng khả kiến

    - Cường độ ánh sáng tím (UV)

    - Độ rung

    - Độ ồn

    - Hình thái dòng khí và một số chỉ tiêu màn lọc, bụi,…

    ► Bước 3: Kiểm tra đo lường

    Kiểm tra các kết quả đo lường theo từng loại tủ an toàn sinh học, kiểm tra các chỉ tiêu như sau: hướng dòng khí; tốc độ của dòng khí qua cửa làm việc (Inflow) và qua lọc HEPA (Downflow); cường độ ánh sáng tím UVC và bên trong khu vực làm việc; độ ồn khi vận hành; hiệu suất lọc (kiểm tra tiểu phân, đếm hạt bụi ≥ 0,3μm qua màng lọc).

    ► Bước 4: Cấp chứng chỉ cho thiết bị đạt

    Tủ an toàn sinh học được dán tem và cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn sau khi kết thúc quy trình trên. Thời gian hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học là 12 tháng.

    Phòng thí nghiệm đạt yêu cầu luật định khi tiến hành hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học.

    Quy trình hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học

    Quy trình hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học 

    ✍  Xem thêm: Kiểm định thiết bị y tế | 4 điều quan trọng cần biết

    4. Tổ chức hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học tại Việt Nam

    Để đảm bảo tính uy tín và chất lượng của quá trình hiệu chuẩn, cá nhân, tổ chức vận hành thiết bị nên lựa chọn các đơn vị hiệu chuẩn có uy tín.

    Viện đào tạo Vinacontrol có nhiều kinh nghiệm hoạt động uy tín trong ngành kiểm định chất lượng tại Việt Nam. Chúng tôi hiện đã và đang là đối tác của hàng ngàn doanh nghiệp trên toàn quốc trong các công tác về kiểm định hiệu chuẩn máy móc trang thiết bị.

    Vinacontrol đã thực hiện kiểm định thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh lớn trên toàn quốc như Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, Bệnh viện Đa khoa Thái Thụy, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn, Công ty CP Y tế Children Care, Tổng Công ty Y Dược Việt Nam,.… Với phương châm "Sứ mệnh mang đến thành công", chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến và hoàn thiện dịch vụ của mình để mang lại sự hài lòng cho khách hàng. . Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học và kiểm định các máy, thiết bị và phương tiện y tế khác vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083