Giỏ hàng

Chứng nhận ISO 22000 - Chứng chỉ ATTP | Hướng dẫn từ A-Z

Nội dung bài viết

    An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề nóng hổi nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội. Đứng trước thực trạng thực phẩm bẩn được lưu hành tràn lan trên thị trường, gây hoang mang lo sợ cho người tiêu dùng thì các sản phẩm có chứng nhận ISO 22000 chính là dấu hiệu để khách hàng tin dùng và nhận biết đây là sản phẩm an toàn. Để có thể nhận được chứng chỉ an toàn thực phẩm thì doanh nghiệp phải đảm bảo thực phẩm đạt các tiêu chuẩn của ISO 22000. Theo đó, sự tư vấn ISO 22000 là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng chỉ an toàn thực phẩm hiệu quả, nhanh chóng.

     

    1. Tìm hiểu ISO 22000:2018 là gì?

    ISO 22000 tên đầy đủ tiếng anh là Food Safety Management Systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm) được Tổ chức quốc tế hóa (ISO) xây dựng trên nền tảng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và có giá trị trên toàn thế giới.

    Theo thời gian kế thừa, cải tiến và hoàn thiện, ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất thay thế cho phiên bản cũ năm 2005. Bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2018 xây dựng và ban hành dựa trên nền tảng thực hành nguyên tắc HACCP,GMP trong chuỗi thực phẩm và kế thừa phiên bản cũ năm 2005, điều này đã góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.

    Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng theo TCVN 22000 tương đương vs phiên bản ISO 22000 trên thế giới.

    Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với chứng chỉ ISO 22000

    Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với chứng chỉ ISO 22000

    2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000?

    Những tổ chức sau cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 cũng như đạt được chứng chỉ về tiêu chuẩn này:

    • Các nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh và phân phối thực phẩm;
    • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
    • Các bệnh viện, nhà hàng, khách sạn và các đơn vị bán thực phẩm lưu động;
    • Các dịch vụ hỗ trợ cho ngành thực phẩm bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ đóng gói, dọn dẹp và vệ sinh;
    • Các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động sản xuất liên quan đến thực phẩm.

    ✍  Xem thêm:  Tải tài liệu tiêu chuẩn ISO 22000:2018 PDF Tiếng Việt miễn phí 

    3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

    Thực hiện Chứng nhận ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ các khâu từ sản xuất đến khâu đóng gói thành phẩm và tiêu thị trên thị trường. Những lợi ích mà ISO 22000 mang lại cho tổ chức thực phẩm có thể kể đến như sau:

    • Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế, chế biến cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm;
    • Việc xây dựng và được chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng rằng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm hiệu quả được thiết kế, hoạt động và cải tiến liên tục một cách khoa học và được kiểm soát thường xuyên;
    • Giảm tối đa nguy cơ sai lỗi và chi phí rủi ro liên quan tới an toàn thực phẩm khi thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm;
    • Đối với những doanh nghiệp áp dụng ISO 22000 sẽ được nhìn nhận là có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm quốc tế, tạo được lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới;
    • Tạo niềm tin và thỏa mãn nhu cầu chất lượng và an toàn ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
    • Đặc biệt Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận ISO 22000 sẽ không thuộc diện phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

     

    Với việc áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

    Với việc áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

    4. Điều kiện doanh nghiệp cần đáp ứng để đạt ISO 22000

    Thứ nhất, Nhà xưởng đạt yêu cầu theo ISO 22000. Điều kiện nhà xưởng và cơ sở vật chất chính là điều kiện cơ bản cũng như tiên quyết để đạt được chứng nhận ISO 22000. Nhà xưởng ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý các mối nguy về an toàn thực phẩm. Đây chính là yếu tố nền tảng để mọi doanh nghiệp triển khai tốt các quy trình và phương án giúp phòng ngừa và loại trừ các tác nhân gây mất an toàn thực phẩm.

    Thứ hai, Đào tạo xây dựng tài liệu và áp dụng ISO 22000 tại doanh nghiệp. Để đạt được chứng chỉ ISO 22000 doanh nghiệp cần am hiểu cặn kẽ bộ tiêu chuẩn thông qua các hoạt động cụ thể sau:

    • Tìm hiểu và đào tạo ISO 22000:2018;
    • Xây dựng tài liệu; quy trình; biểu mẫu; theo yêu cầu của ISO 22000
    • Áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình vào doanh nghiệp;
    • Duy trì  vận hành hệ thống quản lý theo ISO 22000.

    Đối với những doanh nghiệp chưa có kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn về ISO 22000. Doanh nghiệp nên lựa chọn phương án nhận dịch vụ tư vấn ISO 22000 để thực hiện áp dụng tiêu chuẩn này hiệu quả nhất.

    Áp dụng SO 22000 hiệu quả hơn qua việc nhận tư vấn từ Vinacontrol

    Áp dụng ISO 22000 hiệu quả hơn qua việc nhận tư vấn từ Vinacontrol

    Thứ ba, Lưu trữ hồ sơ hoạt động theo hệ thống quản lý khoảng 03 tháng. Thông thường việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của một doanh nghiệp thường mất ít nhất 3 tháng. Khi đó đội ngũ nằm trong ban ISO được bầu ra sẽ cần hoàn thiện, lưu trữ toàn bộ hồ sơ về việc vận hành này. Các tài liệu trên sẽ chứng minh cho việc áp dụng của Doanh nghiệp và là bằng chứng để các Tổ chức chứng nhận đánh giá tại giai đoạn sau. Hồ sơ lưu trữ như: Biên bản kiểm tra nguyên vật liệu; Hồ sơ sản xuất; Hồ sơ về xuất nhập nguyên vật liệu; Hồ sơ vệ sinh nhà xưởng;….

    Thứ tư, Đăng ký dịch vụ và thực hiện chứng nhận ISO 22000 tại một tổ chức chứng nhận (Viện đào tạo Vinacontrol). Vinacontrol sẽ là tổ chức thực hiện đánh giá và cấp chứng chỉ tiêu chuẩn ISO 22000 cho doanh nghiệp.

    ✍  Xem thêm: Các khóa học đào tạo nhận thức & Đánh giá nội bộ ISO 22000:2018

    5. Trình tự đánh giá chứng nhận ISO 22000

    Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 tại Vinacontrol CE sẽ bao gồm các bước sau:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận

    Bước đầu tiên tròng quy trình chứng nhận ISO 22000, Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bao gồm lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, và các sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh. Sau đó, Vinacontrol CE sẽ tiến hành thỏa thuận và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để bắt đầu quá trình chứng nhận.

    Bước 2: Đánh giá sơ bộ

    Dựa trên tình hình thực thi tiêu chuẩn ISO 22000 tại doanh nghiệp, Vinacontrol CE sẽ triển khai một đội ngũ chuyên gia để tiến hành đánh giá sơ bộ về thực tế của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong doanh nghiệp.

    Bước 3: Đánh giá tài liệu

    Trong quá trình đăng ký chứng nhận ISO 22000, Vinacontrol CE sẽ cung cấp một danh sách các tài liệu mà doanh nghiệp cần chuẩn bị để phục vụ quá trình đánh giá và thẩm xét hệ thống ISO 22000. Thời gian đánh giá tài liệu và hồ sơ ISO 22000 thường sẽ được điều chỉnh dựa trên quy mô và loại hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

    Trong giai đoạn này, Vinacontrol CE sẽ đồng thời tổ chức các khóa đào tạo nhằm tăng cường nhận thức và thực hiện đánh giá nội bộ, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho quá trình đánh giá và thẩm xét hệ thống ISO 22000.

    Bước 4: Đánh giá hệ thống quản lý

    Đoàn chuyên gia của Vinacontrol CE sẽ đến doanh nghiệp để tiến hành đánh giá thực tế về việc áp dụng ISO 22000. Họ sẽ xem xét sự phù hợp giữa thực tế với các nội dung và tài liệu mà doanh nghiệp đã cung cấp. Sau đó, đoàn chuyên gia sẽ đưa ra các kiến nghị nhằm khắc phục các vấn đề không phù hợp trong hệ thống của doanh nghiệp.

    Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

    Vinacontrol CE sẽ tiến hành kiểm tra lại và khắc phục những điểm không phù hợp đã được chỉ ra trước đó. Sau đó, tổ chức chứng nhận sẽ thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét khả năng cấp giấy chứng nhận ISO 22000.

    Bước 6: Cấp giấy chứng nhận và dấu chứng nhận

    Nếu sau quá trình thẩm xét hồ sơ đánh giá, kết quả được xác định là phù hợp, Tổ chức chứng nhận sẽ trao giấy chứng nhận cùng dấu chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp.

    Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại.

    Thời hạn giấy chứng chỉ chứng nhận ISO 22000 về an toàn thực phẩm có hiệu lực tối đa 3 năm (kể từ ngày cấp).

    Tới thời hạn giám sát theo quy định, Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá giám sát định kỳ. Kết quả đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để để duy trì hiệu lực chứng nhận.

    Số lần đánh giá giám sát thông thường là 2 lần (12 tháng/lần). Các công việc đánh giá giám sát về cơ bản giống đánh giá chứng nhận lần đầu.

     

    Năng lực đánh giá chứng nhận ISO của Vinacontrol

    Năng lực đánh giá chứng nhận ISO của Vinacontrol

    6. Tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bị  

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu sau:

    • Chính sách an toàn thực phẩm
    • Sổ tay an toàn thực phẩm
    • Các kế hoạch HACCP
    • Các Hồ sơ về: vệ sinh nhà xưởng; kiểm soát nguồn nước; vệ sinh bề mặt tiếp xúc; vệ sinh cá nhân; kiểm soát hóa chất phụ gia; kiểm soát phương tiện và dụng cụ về sinh; kiểm soát động vật gây hại; kiểm soát chất thải; tiếp nguyên liệu; các quá trình sản xuất; lưu kho; đóng gói; giao hàng.
    • Quy định ngăn ngừa nhiễm chéo
    • Quy định bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
    • Tài liệu bối cảnh công ty
    • Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan
    • Các hướng dẫn công việc
    • Bảng mô tả công việc cho từng chức danh
    • Quản lý dịch vụ ( Quản lý các nhà thầu như diệt côn trùng; sửa chữa máy móc; xử lý rác thải…)
    • Quản lý an ninh thực phẩm
    • Quản lý ngăn ngừa gian lận thực phẩm
    • Quản lý việc ghi nhãn
    • Quản lý chất gây dị ứng trong thực phẩm
    • Các yêu cầu bổ sung khác.

    7. Tổ chức tư vấn hàng đầu ISO tại Việt Nam

    Viện đào tạo Vinacontrol là đơn vị tư vấn ISO - Cấp chứng nhận ISO uy tín hàng đầu tại Việt Nam và được sự cấp phép chỉ định năng lực đánh giá chứng nhận ISO 22000:2018 (Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm)  từ Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam.

    Giấy chứng nhận ISO 22000 được cấp bởi Vinacontrol có giá trị toàn cầu

    Giấy chứng nhận ISO 22000 được cấp bởi Viện Vinacontrol có giá trị toàn cầu

    Với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn ISO cho hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc. Viện đào tạo Vinacontrol tự tin cung cấp dịch vụ tư vấn ISO 22000 chất lượng đến Quý khách hàng. Khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về ISO 22000 của Viện đào tạo Vinacontrol vui lòng liên hệ hotline 1800.6083 hoặc email ViendaotaoVinacontrol@gmail.com để được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083