Giỏ hàng

Chứng nhận hợp quy máy móc thiết bị

Nội dung bài viết

    Tại Việt Nam, tất cả các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị phải thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra ngoài thị trường. Hoạt động này được nêu rõ trong Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh – Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

     

    1. Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc là gì?

    Nói đến chứng nhận hợp quy chúng ta có thể hiểu là quá trình thực hiện các hoạt động như kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận về chất lượng của các đối tượng khác nhau. Đó là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, môi trường, quy trình,… phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

    Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh cần bắt buộc phải công bố hợp quy cho các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, môi trường, quy trình,… Nó được quy định ở trong quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia hoặc ở trong các quy chuẩn kỹ thuật ở địa phương.

    Quy chuẩn được dùng để thực hiện chứng nhận hợp quy đó là quy chuẩn kỹ thuật phải theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Chứng nhận hợp quy là loại hình chứng nhận mà nó được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức đang có nhu cầu chứng nhận. Cùng với các tổ chức bên thứ 3 chứng nhận phù hợp.

    chung-nhan-hop-quy-thiet-bi-may-moc

    Chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc

    ✍  Xem thêm: Thủ tục đang ký học an toàn lao động

     

    2. Danh mục máy móc cần thực hiện chứng nhận hợp quy

    Trong Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH có chỉ ra danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động cần được chứng nhận hợp quy bao gồm:

    Thiết bị máy móc cần chứng nhận hợp quy

    Hợp quy thang máy, thang cuốn, băng tải;

    Hợp quy nồi gia nhiệt dầu;

    Hợp quy cần trục, cầu trục, sàn nâng;

    Hợp quy hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng có đường kính ngoài từ 51mm trở lên;

    Hợp quy trụ cáp chở người, chở hàng; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng;

    Hợp quy bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức cao hơn 0,7 bar;

    Hợp quy Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000 kg trở lên.

    Hợp quy hệ thống lạnh các loại;

    Hợp quy tời điện, tời tay có tải trọng trên 1.000 kg trở lên;

    Hợp quy bồn bể chuyên dùng trong vận chuyển khí hóa lỏng (LPG);

    Hợp quy xe nâng người, xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên;

    Hợp quy hệ thống cáp treo trở người;

    Hợp quy máy vận thăng các loại;

    Hợp quy máy khoan, máy ép cọc, đóng cọc;

    Hợp quy nồi hơi, bình chịu áp lực có áp suất làm việc định mức của hơi trên 0,7 bar; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115°C;

    Hợp quy đồ bảo hộ lao động: Mũ bảo hộ, ủng cách điện, găng tay cách điện;

    Hợp quy dụng cụ điện cầm tay truyền động cơ.

     
     

    3. Quy trình đánh giá hợp quy thiết bị

    Quy trình đánh giá hợp quy máy móc, thiết bị sẽ trải qua 6 bước:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền;

    Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện;

    Bước 3: Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm;

    Bước 4: Báo cáo đánh giá thiết bị, sản phẩm;

    Bước 5: Cấp giấy chứng nhận: Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy.

    Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).

    quy-trinh-danh-gia-hop-quy-may-moc-thiet-bi

    Quy trình chứng nhận hợp quy máy móc, thiết bị

    ✍  Xem thêm: Chi tiết về huyến luyện an toàn nhóm 1

     

    4. Lợi ích chứng nhận hợp quy thiết bị máy móc

    Thiết bị, máy móc là sản phẩm đặc thù có yêu cầu cao về an toàn kỹ thuật, bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện công bố hợp quy sản phẩm dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy đã có trước đó.  Do đó, việc chứng nhận hợp quy thiết bị mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp những lợi ích có thể kể đến như sau:

    • Là mình chứng rõ ràng về sự Tuân thủ pháp luật và quy chuẩn Việt Nam của doanh nghiệp qua việc xác định được tầm quan trọng của việc vận hành máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về tai nạn lao động trong sản xuất, Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật chứng nhận hợp quy cho một số máy móc thiết bị. 

    • Đảm bảo được hiệu quả sản xuất vì máy móc vận hành ổn định, tránh khỏi những sai hỏng, tiết kiệm chi phí sản xuất;

    • Thể hiện được tinh thần trách nhiệm của Tổ chức với người lao động vì chứng nhận hợp quy được sinh ra nhằm mục đích bảo vệ người sử dụng, đảm bảo thiết bị, máy móc phải được vận hành một cách an toàn. 

    • Nếu việc kiểm tra máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ không được chú trọng thì rất dễ gây ra những sai hỏng trong quá trình sản xuất. thâm hụt chi phí, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đếm sức khỏe và tính mạng người lao động. Chứng nhận chính là đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.

    • Các máy móc thiết bị không đạt chuẩn về chất lượng lưu hành trên thị trường sẽ bị loại bỏ để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị.

    loi-ich-chung-nhan-hop-quy-thiet-bi-may-moc

    Lợi ích chứng nhận hợp quy

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng nhận hợp quy máy móc, thiết bị. Mọi thông tin cần tư vấn liên quan đến chứng nhận  hoặc các dịch vụ khác của Viện đào tạo Vinacontrol, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 1800.6083 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết và miễn phí nhất!

     

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083