Giỏ hàng

Chứng nhận ISO 14001 - Cấp chứng chỉ môi trường | Phí thấp - Nhanh

Nội dung bài viết

    An ninh môi trường là vấn đề được quan tâm toàn cầu, có thể thấy các doanh nghiệp đạt chứng chỉ môi trường luôn nhận được ưu ái của người tiêu dùng và chính quyền các nước trên toàn thế giới. Điều này đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho những tổ chức có hệ thống môi trường đạt chuẩn. Vậy nên, những doanh nghiệp chưa áp dụng hệ thống quản lý môi trường đạt chuẩn cần thiết tìm hiểu và chứng nhận ISO 14001 để có thể xây dựng thành công hệ thống quản lý nhằm giảm tác động tiêu cực trong hoạt động sản xuất cũng như đạt được các lợi ích cho tổ chức của mình.

     

    1. Tìm hiểu về ISO 14001 là gì?

    ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. Nó cung cấp một khuôn khổ mà một tổ chức có thể tuân theo, thay vì thiết lập các yêu cầu về hoạt động môi trường.

    ISO14001:2015 - Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường có giá trị trên toàn cầu

    Là một phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 14001 là một tiêu chuẩn tự nguyện mà các tổ chức có thể chứng nhận. Tích hợp nó với các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác, phổ biến nhất là ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng) , có thể hỗ trợ thêm trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

    Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra cho các tổ chức một khuôn khổ để bảo vệ môi trường và ứng phó với các điều kiện môi trường biến đổi cân bằng với các nhu cầu kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu cho phép tổ chức đạt được các kết quả dự kiến đặt ra đối với hệ thống quản lý môi trường của mình.

    Chứng nhận ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường là quá trình đánh giá chứng nhận việc áp dụng và vận hành tiêu chuẩn ISO 14001 hệ thống quản lý môi trường vào trong hệ thống doanh nghiệp. Giấy chứng nhận ISO 14001 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường đạt yêu cầu và là giấy chứng nhận có giá trị toàn cầu.

    2. Các phiên bản ISO 14001

    ISO 14001 thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và được ban hành lần đầu năm 1996, lần thứ hai năm 20014 và lần mới nhất là năm 2015. ISO 14001:2015 chính là phiên bản mới nhất hiện tại đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong hệ thống quản lý môi trường. Các bản sửa đổi ISO 14001: 2015 bao gồm việc kết hợp cấu trúc cấp cao bắt buộc, sử dụng các định nghĩa bắt buộc và kết hợp các yêu cầu và điều khoản chung của tiêu chuẩn.

    Tại Việt Nam, TCVN ISO 14001:2015 (được Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 207, Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) chính là phiên bản hoàn toàn tương đương với ISO 14001:2015 và được sử dụng thay thế cho ISO 14001.

    Các phiên bản ISO 14001 qua các mốc thời gian

    Các phiên bản ISO 14001 qua các mốc thời gian

    ✍ Xem thêm:  Tài liệu tiêu chuẩn ISO 14001:2015 PDF Tiếng Việt miễn phí 

    3. Doanh nghiệp nào nên chứng nhận ISO 14001 áp dụng quản lý môi trường?

    Tất cả các doanh nghiệp chưa tiếp cận đến tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nên tiến hành áp dụng tiêu chuẩn  này để thiết lập, cải tiến và duy trì hệ thống quản lý môi trường để phù hợp với các yêu cầu và chính sách môi trường. Một số yếu tố bao gồm ngành, chính sách môi trường, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức và địa điểm sẽ xác định phạm vi mà các yêu cầu của tiêu chuẩn có thể được đưa vào bất kỳ hệ thống quản lý môi trường nào.

    Theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, một số loại hình sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường cần phải áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001.

    Cụ thể, danh mục các loại hình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng nhận ISO 14001 bao gồm: 

    - Nhóm 1:

    • Chế biến mủ cao su;
    • Chế biến tinh bột sắn, bột ngọt, rượu, bia, cồn công nghiệp;
    • Chế biến mía đường;
    • Chế biến thủy sản, gia súc, gia cầm;
    • Sản xuất linh kiện cùng thiết bị điện hoặc điện tử.

    - Nhóm 2:

    • Khai thác và làm giàu quặng khoáng sản độc hại;
    • Luyện kim; tinh chế; chế biến khoáng sản độc hại;
    • Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF hoặc HDF);
    • Sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học (không bao gồm phân bón phối trộn);
    • Nhuộm vải, nhuộm sợi, giặt mài;
    • Thuộc da;
    • Lọc hóa dầu;
    • Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân.

    - Nhóm 3:

    • Xử lý và tái chế chất thải; sử dụng các phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất;
    • Quy trình sản xuất bao gồm công đoạn xi mạ hay làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;
    • Sản xuất pin và ắc quy;
    • Sản xuất clinker.

    Cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 để không bỏ lỡ các lợi ích lâu dài cho tổ chức

    Cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 để không bỏ lỡ các lợi ích lâu dài cho tổ chức

    4. Lợi ích khi chứng nhận ISO 14001

    Doanh nghiệp sẽ nhận được các lợi ích sau khi chứng nhận ISO 14001 và áp dụng thành công tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường:

    • Tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật môi trường ở từng nước
    • Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường;
    • Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường;
    • Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, năng lượng sản xuất (điện, nước, chất đốt,...);
    • Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý rác thải;
    • Nâng cao khả năng tái sử dụng các nguồn lực và tài nguyên;
    • Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ;
    • Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn;
    • Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp
    • Tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên khi được làm việc ở doanh nghiệp thân thiện với môi trường

    Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội khi đạt chứng chỉ ISO 14001

    Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội khi đạt chứng chỉ ISO 14001

    5. Điều kiện để doanh nghiệp chứng nhận ISO 14001 thành công

    Doanh nghiệp cần có đầy đủ các điều kiện sau để tiến hành áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận ISO 14001 thành công:

    -Về lãnh đạo doanh nghiệp: Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách môi trường và tuân thủ áp dụng hệ thống quản lý môi trường trên thực tế

    -Về yếu tố con người: Huy động, khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức các khóa đào tạo để trang bị kiến thức ISO 14001 đến các nhân viên để đảm bảo sự hiểu biết đầy đủ và chính xác về các yêu cầu của tiêu chuẩn

    -Về công nghệ thiết bị: Doanh nghiệp sở hữu trình độ công nghệ thiết bị càng hiện đại thì việc áp dụng ISO 14001 càng thuận lợi, hiệu quả, đơn giản.

    -Về quy mô của doanh nghiệp: Quy mô tổ chức càng lớn thì khối lượng công việc phải thực hiện trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn càng nhiều.

    -Về chuyên gia tư vấn: Yêu cầu về chuyên gia không là bắt buộc nhưng các tổ chức sở hữu đội ngũ chuyên gia có khả năng , kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường phù hợp với bối cảnh tổ chức trong thời gian ngắn, đồng thời hỗ trợ vận hành hệ thống hiệu quả hơn,

    Con người là yếu tố quan trọng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

    Con người là yếu tố quan trọng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp

    ✍ Xem thêm: Đào tạo nhận thức ISO 14001:2015 - Chi tiết nội dung khóa học.

    6. Trình tự các bước chứng nhận ISO 14001

    Bước 1: Đăng ký thực hiện Hệ thống quản lý môi trường

    Đầu tiên, Doanh nghiệp cần liên hệ đến đơn vị có năng lực thực hiện chứng nhận ISO 14001. Theo đó, Doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, thông tin về lĩnh vực hoạt động, hình thức sản xuất, sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh,… và tiến hành ký kết hợp đồng với tổ chức chứng nhận đã lựa chọn.

    6 nội dung doanh nghiệp cần chuẩn bị khi đăng ký ISO 14001

    1. Phạm vi chứng nhận (đối với chứng nhận hệ thống quản lý) hoặc thông tin về sản phẩm đăng ký chứng nhận;
    2. Tên và địa chỉ, thông tin về các khía cạnh quan trọng trong quá trình và hoạt động của tổ chức, cũng như các nghĩa vụ pháp lý có liên quan;
    3. Thông tin chung về tổ chức đăng ký chứng nhận tương ứng với lĩnh vực chứng nhận được áp dụng bao gồm các hoạt động, nguồn nhân lực và nguồn lực kỹ thuật, phòng ban chức năng và mối quan hệ với các tổ chức có liên quan, nếu có;
    4. Thông tin liên quan đến quá trình thuê ngoài của Tổ chức có ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ các yêu cầu;
    5. Tiêu chuẩn chứng nhận hay các yêu cầu chứng nhận cụ thể khác;
    6. Thông tin liên quan đến việc sử dụng đơn vị tư vấn liên quan tới hệ thống quản lý hoặc chất lượng sản phẩm.

    Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ cuộc đánh giá ISO 14001

    Bước tiếp theo trong quy trình chứng nhận ISO 14001, Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục cần thiết cho quá trình chứng nhận. Dưới đây là 12 hồ sơ cần thiết cần chuẩn bị trước khi tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống ISO 14001:

    1. Chính sách, mục tiêu môi trường;
    2. Hồ sơ đánh giá xác định khía cạnh và tác động môi trường;
    3. Hồ sơ đào tạo, đánh giá năng lực nhân sự (phân loại và thu gom rác thải, tập huấn phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, nhận thức hệ thống quản lý môi trường);
    4. Hồ sơ môi trường yêu cầu pháp luật (Kế hoạch bảo vệ môi trường/Cam kết bảo vệ môi trường, Sổ chủ nguồn thải, ….);
    5. Hồ sơ quan trắc môi trường;
    6. Hồ sơ đánh giá nội bộ;
    7. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo;
    8. Hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định hiệu chuẩn thiết bị môi trường;
    9. Hồ sơ đánh giá tuân thủ pháp luật;
    10. Hồ sơ xác định rủi ro cơ hội;
    11. Hồ sơ diễn tập ứng phó tình trạng khẩn cấp;
    12. Các tài liệu và hồ sơ nội bộ thuộc Hệ thống quản lý môi trường.

    Bước 3: Đánh giá sơ bộ để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn

    Căn cứ vào tình hình áp dụng ISO 14001 cụ thể của Doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ cử một đội ngũ chuyên gia đến Doanh nghiệp để đánh giá và thu thập các thông tin sơ bộ về việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường thực tế của Doanh nghiệp. 

    Bước 4: Đánh giá hệ thống ISO 14001 chính thức tại doanh nghiệp

    Tiếp đến, đoàn chuyên gia đánh giá đến doanh nghiệp thực hiện hoạt động đánh giá chính thức về tình hình áp dụng ISO 14001. Cụ thể, chuyên gia sẽ xem xét sự phù hợp, so sánh giữa thực tế với những nội dung trong hồ sơ, tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó, đoàn chuyên gia sẽ thay mặt tổ chức chứng nhận để đưa ra các kiến nghị cho doanh nghiệp nhằm khắc phục sự không phù hợp trong hệ thống quản lý môi trường hiện tại.

    Bước 5: Kiểm tra khắc phục và thẩm xét hồ sơ

    Đoàn đánh giá kiểm tra hồ sơ sau đánh giá và xem xét hướng dẫn Doanh nghiệp khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có).

    Sau khi các điểm không phù hợp được khắc phục, Tổ chức chứng nhận sẽ thẩm xét lại một lần nữa toàn bộ hồ sơ cùng kết quả đánh giá hệ thống quản lý để xem xét việc cấp giấy chứng nhận ISO 14001.

    Bước 6: Quyết định cấp chứng chỉ chứng nhận ISO 14001:2015

    Sau khi thẩm tra hồ sơ đánh giá ra kết quả phù hợp, Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận ISO 14001 cho doanh nghiệp

    Bước 7: Đánh giá giám sát và chứng nhận lại

    Giấy chứng nhận ISO 14001 có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp và yêu cầu thực hiện hoạt động giám sát hàng năm. Khi đến thời điểm giám sát, tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường tiếp tục tuân thủ các tiêu chuẩn ISO. Kết quả của đánh giá giám sát sẽ là bằng chứng để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận. Thời gian giám sát thông thường là mỗi năm một lần, và quá trình đánh giá giám sát sẽ tương tự như quá trình chứng nhận ban đầu.

    Sau 3 năm thực hiện hoạt động chứng nhận, giấy chứng nhận ISO 14001 sẽ hết hiệu lực. Doanh nghiệp cần tiến hành chứng nhận lại hệ thống quản lý môi trường từ đầu để đảm bảo tiếp tục tuân thủ tiêu chuẩn ISO. Tuy nhiên, lần thực hiện chứng nhận lại này thường có chi phí thấp hơn so với lần đầu, vì hệ thống quản lý môi trường đã được thiết lập và hoạt động trong thời gian trước đó.

     

    Mẫu giấy chứng nhận ISO 14001 phiên bản mới nhất

    Chứng chỉ ISO 14001:2015 được cấp bởi Viện đào tạo Vinacontrol

    ✍ Xem thêm: Đào tạo an toàn lao dộng 6 nhóm | Cấp thẻ an toàn nhanh gọn

    7. Hồ sơ tài liệu ISO 14001 cần chuẩn bị 

    Các tổ chức cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau để xây dựng Hồ sơ biểu mẫu ISO 14001:2015:

    • Sổ tay môi trường;
    • Chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường;
    • Quy định phân công trách nhiệm và quyền hạn;
    • Sơ đồ tổ chức;
    • Biểu đồ hướng dẫn giải quyết sự cố khẩn cấp;
    • Bảng phân loại rác thải;
    • Bảng liên lạc môi trường;
    • Sơ đồ tổ chức đội phản ứng nhanh;
    • Các hướng dẫn công nghiệp;
    • Hướng dẫn đánh giá khía cạnh vòng đời sản phẩm.

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mẫu theo hướng dẫn và yêu cầu ISO14001

    Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ mẫu theo hướng dẫn và yêu cầu ISO14001

    Viện đào tạo Vinacontrol là tổ chức hàng đầu về ISO với hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn và cấp chứng nhận cho hàng nghìn doanh nghiệp trên toàn quốc. Sở hữu đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm và nhiệt huyết cùng hệ thống văn phòng chi nhánh trên toàn quốc, chỉ cần doanh nghiệp có nhu cầu Vinacontrol ngay lập tức có mặt để mang lại các giá trị to lớn dài lâu cho Quý doanh nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu về chứng nhận ISO 14001 và các dịch vụ tư vấn, chứng nhận ISO khác vui lòng liên hệ Viện đào tạo Vinacontrol qua Hotline 1800.6083 hoặc để lại thông tin cùng yêu cầu để được phục vụ tốt nhất.

    Nhận tư vấn miễn phí từ chuyên gia

    Với sự chuyên nghiệp và am hiểu của mình, Viện Vinacontrol tự tin đồng hành cùng khách hàng và đối tác cùng nhau phát triển bền vững. Hãy để lại thông tin của bạn để chuyên viên của chúng tôi có thể liên hệ hỗ trợ tư vấn khóa học tốt nhất!
    1800.6083